Trong điều kiện nuôi nhốt Cầy thảo nguyên

Cầy thảo nguyên ngày càng phổ biến tại các vườn bách thú.
Cầy thảo nguyên tại Wisconsin, Hoa Kỳ
Cầy thảo nguyên làm thú nuôi

Cho đến năm 2003, cầy thảo nguyên đuôi đen được bắt chủ yếu là từ tự nhiên để bán làm một loại thú cưng kỳ lạ ở Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bảnchâu Âu. Chúng được lấy ra khỏi hang ngầm vào mỗi mùa xuân, khi còn là những con non, với một thiết bị chân không lớn.[28] Chúng có thể khó sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt,[29] nhưng sinh sản tốt trong các vườn bách thú. Tách chúng khỏi tự nhiên là một phương pháp phổ biến hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường.[30]

Cầy thảo nguyên có thể là những vật nuôi khó chăm sóc, đòi hỏi sự chú ý thường xuyên và chế độ ăn cụ thể bao gồm cỏ và cỏ khô. Mỗi năm, chúng rơi vào một thời kỳ giao phối có thể kéo dài vài tháng, khi mà tính cách của chúng có thể thay đổi đáng kể, thường trở nên phòng thủ hoặc thậm chí hung hăng. Mặc dù với những nhu cầu như trên, cầy thảo nguyên là động vật rất mang tính xã hội và đến mức dường như là chúng đối xử với con người như thành viên trong bầy của chúng, trả lời những tiếng sủa và chíp, và thậm chí còn đến gần khi được gọi bằng tên.

Vào giữa năm 2003, do sự lây nhiễm chéo tại một khu vực trao đổi thú cưng ở Madison, Wisconsin từ một con chuột túi Gambia không được kiểm dịch nhập khẩu từ Ghana, một số con cầy thảo nguyên được nuôi nhốt bị mắc bệnh đậu mùa khỉ, và sau đó một số người cũng bị nhiễm bệnh. Điều này đã khiến CDCFDA ban hành lệnh cấm buôn bán, trao đổi và vận chuyển những con cầy thảo nguyên trong phạm vi Hoa Kỳ (với một vài trường hợp ngoại lệ).[31] Căn bệnh này đã không bao giờ bị lây cho bất kỳ quần thể hoang dã nào. Liên minh châu Âu cũng cấm nhập khẩu cầy thảo nguyên sau đó.[32]

Tất cả các loài Cynomys được xếp vào loại "sinh vật mới bị cấm" theo một đạo luật ở New Zealand năm 1996 (Hazardous Substances and New Organisms Act 1996), không được nhập khẩu vào trong nước.[33]

Cầy thảo nguyên cũng rất dễ bị bệnh dịch hạch, và nhiều bầy hoang dã đã bị xóa sổ bởi căn bệnh này.[34][35][36][37] Ngoài ra, vào năm 2002, một nhóm lớn cầy thảo nguyên nuôi nhốt ở Texas đã bị phát hiện mắc chứng tularemia.[38] Lệnh cấm cầy thảo nguyên thường được CDC trích dẫn như là một phản ứng thành công đối với mối đe dọa từ những động vật lây truyền bệnh.[39]

Những con cầy thảo nguyên được nuôi nhốt tại thời điểm có lệnh cấm vào năm 2003 được phép cho giữ lại theo điều khoản từ trước đó, nhưng không được mua, trao đổi hoặc bán, và với việc vận chuyển thì chỉ được phép đến và đi từ những bác sĩ thú y kèm theo các thủ tục kiểm dịch.[40]

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2008, FDA và CDC đã hủy bỏ lệnh cấm, một lần nữa cho phép nuôi nhốt, bán và vận chuyển cầy thảo nguyên..[41] Mặc dù lệnh cấm liên bang đã được dỡ bỏ, một số tiểu bang vẫn có lệnh cấm riêng của họ đối với cầy thảo nguyên.[42]

Liên minh châu Âu không dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu từ Mỹ những động vật bị bắt trong tự nhiên. Các Hiệp hội cầy thảo nguyên lớn của Châu Âu, chẳng hạn như ở Ý là Associazione Italiana Cani della Prateria (AICDP), vẫn chống lại việc nhập khẩu từ Hoa Kỳ, do tỷ lệ cầy thảo nguyên tử vong cao.[43][44] Một số vườn thú ở châu Âu có những đàn cầy thảo nguyên ổn định, sinh ra đủ số lượng con non để đáp ứng nhu cầu của riêng châu Âu, và một số hội giúp chủ sở hữu nhận nuôi chúng.[45]

Cầy thảo nguyên trong điều kiện nuôi nhốt có thể sống đến mười năm.[46]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầy thảo nguyên http://www.adoptapet.com/s/prairie-dog-adoption http://www.cnn.com/EARTH/9612/16/sucking.dogs/ http://www.desertusa.com/dec96/du_pdogs.html http://www.etymonline.com/index.php?term=prairie http://www.kswo.com/Global/story.asp?S=6165243 http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://campusapps.fullerton.edu/news/research/2004... http://jan.ucc.nau.edu/~cns3/SlobodchikoffSemantic... http://www.science.smith.edu/msi/pdf/i0076-3519-53...